Ứng dụng và thuật ngữ Conatus

Friedrich Nietzsche

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà triết học khác nhau đã đưa ra nhiều cách sử dụng thuật ngữ conatus, ngoài những cách chính ở trên. Một số thuật ngữ và khái niệm khác liên quan khá quan trọng, ít nhiều đều có ý nghĩa và cách sử dụng tương tự. Giambattista Vico (1668–1744) định nghĩa conatus là bản chất của xã hội loài người,[50] và là sức mạnh tạo ra mọi chuyển động của thế giới tự nhiên, theo nghĩa vật hoạt hơn, truyền thống hơn.[51] Gần một thế kỷ sau khi khoa học hiện đại khai sinh, tiếp nhận ảnh hưởng từ chủ nghĩa Tân Platon, Vico dứt khoát bác bỏ khái niệm quán tính và các định luật chuyển động của vật lý mới. Theo ông, tự nhiên không được cấu thành bởi các nguyên tử (theo quan điểm chính thống), cũng không phải bởi sự mở rộng (theo Descartes), mà từ các điểm siêu hình được hoạt hoá bởi nguyên lý conatus do Chúa kích động.[52]

Arthur Schopenhauer (1788–1860) đã phát triển một luận triết, trong đó có một nguyên lý tương tự như conatus của Hobbes: Wille zum Leben ("Ý chí Sống còn"). Nguyên lý này mô tả hiện tượng cụ thể về bản năng tự bảo tồn của một sinh vật.[53] Tuy nhiên, Schopenhauer lại chứng minh nguyên lý trên bằng cách nói rằng thời gian không thể giới hạn Ý chí Sống còn. Đúng hơn, ông tin rằng “Ý chí tuyệt đối là Ý chí, với mọi thời đại” và qua nhiều thế hệ.[54] Một trong những học trò đầu tiên của Schopenhauer, Friedrich Nietzsche (1844–1900), cũng phát triển một nguyên lý riêng biệt, xuất phát từ việc bác bỏ tính ưu việt của Ý chí Sống còn và các quan niệm khác về tự bảo tồn. Ông gọi phiên bản của mình là Wille zur Macht ("Ý chí Quyền lực").[55]

Sigmund Freud (1856–1939) chịu ảnh hưởng lớn từ hệ tự bảo tồn trong nguyên lý conatus của Spinoza, dù chưa bao giờ trực tiếp trích dẫn lời ông trong bất kỳ tác phẩm đã xuất bản nào của mình.[56][57] Cùng thời gian đó, Henri Bergson (1859–1941) đã phát triển élan vital ("sự thúc đẩy sinh lực") - nguyên tắc được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Khái niệm này ngầm nhận định rằng có một động lực cơ bản đứng sau mọi sự sống, giống với nguyên tắc conatus của Spinoza và những người khác.[58]

Với Max Scheler, khái niệm Drang là mắt xích trọng yếu của nhân triết họcsiêu hình học. Dù rất quan trọng với toàn bộ sự nghiệp triết học của ông, nhưng ông chỉ phát triển khái niệm này từ nửa sau cuộc đời khi chuyển trọng tâm nghiên cứu từ hiện tượng học sang siêu hình học. Giống như élan vital của Bergson, Drang ("động lực" hoặc "sự thúc đẩy") là impetus của mọi sinh mệnh. Tuy nhiên, khác với siêu hình học sinh lực của Bergson, với Scheler, Drang có ý nghĩa cung cấp động lực, kể cả với Geist ("Linh hồn"). Geist, bao hàm mọi chủ định lý thuyết, sẽ không thể hoạt động nếu không có sự chuyển động của Drang (nguyên lý vật chất) và Eros (nguyên lý tâm lý).[59]

Nhà nhân chủng học văn hóa Louis Dumont (1911–1988) trực tiếp xây dựng khái niệm conatus văn hóa dựa trên định nghĩa cơ bản của Spinoza (Đạo đức, chương 3, mệnh đề 3). Nguyên tắc đứng sau khái niệm phái sinh này cho rằng bất kỳ nền văn hóa nào cũng đều "có xu hướng tồn tại lâu dài, dù bằng cách thống trị các nền văn hóa khác hay đấu tranh chống lại sự thống trị của chúng".[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Conatus http://dictionary.reference.com/browse/conatus http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ http://www.bu.edu/wcp/Papers/Mode/ModePiet.htm http://www4.ncsu.edu/~dmjphi/Main/Papers/Hobbesian... http://plato.stanford.edu/entries/emotions-17th18t... http://plato.stanford.edu/entries/spinoza-psycholo... http://www.iep.utm.edu/s/spinoza.htm http://1libertaire.free.fr/DRabouinEntreDeleuzeFou... //doi.org/10.1016%2F0039-3681(80)90003-5 //doi.org/10.1080%2F000337999296328